Đội Hình 4 2 3 1: Khắc Chế Nét Cổ Điển Của Lối Đá Tấn Công

Tìm hiểu Đội Hình 4 2 3 1

Đội hình 4 2 3 1 được đánh giá là một trong các sơ đồ rất phổ biến của bóng đá tấn công. Cách sắp xếp cầu thủ này được cho là đã xuất hiện từ rất lâu nhưng hiện tại vẫn có thể áp dụng. Cùng 8US tìm hiểu những tin tức thú vị về đội hình này.

Nguồn gốc của đội hình 4 2 3 1 trong bóng đá

Vào cuối những năm 1980, xu hướng bố trí 1 tiền đạo mang áo số 10 trở thành cách sắp xếp đội hình mới lạ. Số 10 này có nhiệm vụ tấn công trực diện, xộc thẳng vào khu vực cấm địa của đối phương.

Một trong những nhân tố nổi bật tại World Cup Mexico 1986 là huyền thoại Diego Maradona. Ông đã cùng Argentina nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới lần thứ 2 trong lịch sử cùng lối đá tấn công rất khó chịu. 

Những tiền vệ phía dưới ông đều đóng vai trò kiến thiết biến Maradona trở thành một mũi khoan phá khu vực chính diện. Sau này, để hạn chế lối chơi  khó chịu, đội hình 4 2 3 1 xuất hiện như một giải pháp hoàn mỹ nhất, cô lập sự xuất hiện của số 10 đáng sợ này.

Theo đó, trong thể thao, đội hình này sẽ bố trí 2 tiền vệ phòng ngự, chia cắt rất tốt những đường chuyền từ tuyến giữa đối phương. Việc kết nối của 2 vị trí đá lùi tuyến giữa gần như loại bỏ hoàn toàn các đường chuyền từ trung lộ. 

Những pha chạy nước rút vượt qua trung vệ và đối mặt trực tiếp với thủ môn của số 10 bị hạn chế đi rất nhiều. Lịch sử bóng đá ghi nhận HLV Juanma Lilo, người thầy của Pep Guardiola hiện tại là người đầu tiên sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 trong suốt 90 phút. 

Xem ngay nhé!  Tất tần tật về các kèo chấp trong bóng đá
đội hình 4 2 3 1 là gì
HLV Lino từng được biết đến là người đầu tiên duy trì đội hình 4 2 3 1

Chi tiết về cách sắp xếp đội hình 4 2 3 1

Sơ đồ chiến thuật 4 2 3 1 duy trì 4 hậu vệ, 5 tiền vệ và chỉ duy nhất một trung phong, không giống đội hình 4 1 2 1 2. Sự nguy hiểm của sơ đồ đó chính là việc biến đổi linh hoạt giữa các vị trí và sự hoán đổi của các cầu thủ. 

  • Hàng hậu vệ: Sơ đồ 4 2 3 1 bố trí 4 hậu vệ gồm 2 trung vệ và 2 hậu vệ biên. Nhiệm vụ chính của tuyến này vẫn là phòng ngự và hỗ trợ tấn công khi cần thiết.
  • Hàng tiền vệ: Đây là mấu chốt của đội hình 4 2 3 1 khi có tới 5 cầu thủ tuyến giữa. Trong đó HLV sẽ bố trí 2 tiền vệ đá lùi, nhiệm vụ thu hồi bóng và phá lối chơi. Phía trên duy trì 3 cá nhân có xu hướng tấn công sẵn sàng đón bóng. HLV có thể sắp xếp một tiền vệ trung tâm hoặc một hộ công tùy vào mục đích, ý đồ.
  • Hàng tiền đạo: Sơ đồ chỉ để một trung phong cắm duy nhất nhưng sức tấn công không hề thua kém các chiến thuật khác. Sở dĩ bởi trung phong này nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của tuyến tiền vệ. 

Sự biến ảo đa dạng của lối đá 4 2 3 1 được thể hiện ở sự linh động của tuyến tiền vệ. Trong trận đấu HLV có thể thay đổi các vị trí đá để trở thành 4-4-2 với một số 9 ảo hay 4-2-1-2-1.

Cách bố trí đội hình 4 2 3 1
Cách bố trí các cầu thủ trên sân của sơ đồ đội hình 4 2 3 1

Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của đội hình 4 2 3 1

Sơ đồ chiến thuật nào cũng đều có những ưu và nhược điểm tồn tại song song. Một tập thể mạnh khi HLV tìm được những cầu thủ phù hợp với triết lý bóng đá và vận hành đúng ý đồ chiến thuật.

Ưu điểm

Sở hữu số đông hàng tiền vệ sẽ mang đến tính ổn định rất lớn cho lối chơi này. Đội hình 4 2 3 1 có tới 4 lớp cầu thủ cùng 2 tiền vệ đánh chặn và điều phối bóng. Việc luân chuyển và giữ bóng trở nên đơn giản hơn khi luôn có đồng đội hỗ trợ nhau.

Xem ngay nhé!  Saba Sport: Điểm Cược Hàng Đầu Cho Người Mê Bóng Đá

Đội hình 4 2 3 1 có sự linh động tốt ngay cả khi gặp các sơ đồ khó chịu của đối phương. Điều này hạn chế việc phải thay cầu thủ khi còn quá sớm và mang đến cho HLV nhiều tính toán về phòng ngự hoặc tấn công. 

Chỉ duy trì 1 tiền đạo nhưng đối phương sẽ luôn phải để ý tới 3 cầu thủ tiền vệ có thiên hướng tấn công. Áp lực vô hình này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi đội nhà có bóng. Nếu trong đội hình sở hữu 2 tiền vệ tấn công ở 2 cánh có khả năng khoan phá tốt, 4 2 3 1 thực sự rất đáng sợ.

Ngoài ra, sơ đồ này cũng là một trong những phương án có khả năng “bắt chết” cầu thủ nguy hiểm. Việc có trình độ tương đồng, khi có tới 2 cầu thủ kèm 1 cá nhân xuất sắc của đối phương, thật khó để đội bạn có thể triển khai bóng.

Chelsea Đội Hình 4 2 3 1
Hàng tiền vệ từng làm nên thành công của Chelsea mùa 2020/21

Nhược điểm

Áp lực trong việc tấn công đòi hỏi 3 tiền vệ công liên tục phải quấy phá dâng cao liên tục sẽ nhanh chóng bào mòn thể lực. Trong trường hợp không đảm bảo thể lực, HLV sẽ buộc phải tính toán thay cầu thủ hoặc giảm nhịp độ. 

Hai hậu vệ biên ngoài ra cũng phải chịu rất nhiều áp lực nếu đối phương cùng sử dụng đội hình 4 2 3 1. Việc quá chật chội ở khu vực trung tuyến khiến các cầu thủ phải sử dụng đến phương án mở biên. Các hậu vệ trong trường hợp này có thể sẽ rất dễ bị quá tải.

tiền vệ trong Đội Hình 4 2 3 1
Các tiền vệ công trong sơ đồ khó bảo đảm thể lực trong suốt 90 phút

Như vậy đội hình 4 2 3 1 có thể khắc chế được lối đá cổ điển tấn công chính diện. Dù vậy bên cạnh ưu điểm, sơ đồ vận hành này yêu cầu khá nhiều thể lực ở một số vị trí quan trọng. Cùng 8US Club tìm đọc những thông tin hữu ích nhất về bóng đá trong những bài viết sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *